Thứ Ba, 23/6/2020 | 20:14 GMT +7

THỰC TRẠNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

Tóm tắt: Văn hóa học đường (VHHĐ) đang là một vấn đề thời sự đáng quan tâm trong các nhà trường hiện nay. Trong bài báo này, trên cơ sở trình bày kết quả khảo sát thực trạng VHHĐ của sinh viên (SV) Khoa Sư phạm Mầm non (SPMN) Trường Đại học Hạ Long (ĐHHL) hiện nay, tác giả đề xuất một số biện pháp giáo dục VHHĐ cho SV Khoa SPMN Trường ĐHHL.

  1. Đặt vấn đề

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: “VHHĐ là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô, phụ huynh, học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, hành động, tình cảm tốt đẹp. VHHĐ ở Việt Nam cần đảm bảo 3 yếu tố: cơ sở vật chất đảm bảo, môi trường giáo dục tốt và văn hóa ứng xử, giao tiếp”. [2, tr.68]

VHHĐ có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống văn hóa xã hội, trong hoạt động giáo dục nhà trường bởi vì nó tham gia trực tiếp vào quá trình hoàn thiện nhân cách cho SV, là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện sứ mạng, mục tiêu đào tạo và làm nên thương hiệu của các trường đại học.

VHHĐ là môi trường quan trọng để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người có nhân cách tốt, có đủ phẩm chất và năng lực để trở thành những người lao động tốt để phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Nếu nhà trường chú trọng, làm tốt công tác giáo dục VHHĐ cho SV thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện cho SV.

Hiện nay, VHHĐ đang là vấn đề thời sự, nhiều sự việc nổi cộm về ứng xử văn hóa ở học đường khiến gia đình và xã hội lo lắng. Hành vi lệch chuẩn của SV có xu hướng ngày càng tăng, trong đó có SV Khoa SPMN Trường Đại học Hạ Long như: giao tiếp thiếu lịch sự, thi hộ, quay cóp bài, nghỉ học không lý do, ăn quà trên lớp, vi phạm quy định về giao thông … Để có cơ sở khách quan trong việc đề xuất các biện pháp giáo dục VHHĐ cho SV Khoa SPMN, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng VHHĐ của SV Khoa SPMN, Trường ĐHHL.

  1. Thực trạng văn hóa học đường của sinh viên Khoa Sư phạm Mầm non Trường Đại học Hạ Long

2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên Khoa Sư phạm Mầm non về các tiêu chí, nội dung của VHHĐ

Nhận thức về các tiêu chí VHHĐ có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các quy định về VHHĐ của SV. Để đánh giá thực trạng nhận thức của SV Khoa SPMN về các tiêu chí của VHHĐ, chúng tôi tiến hành khảo sát 175 SV bằng cách đưa ra 19 tiêu chí về VHHĐ để SV nhận diện. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về tiêu chí của VHHĐ

                                            Đối tượng

Tiêu chí

CM18 CM17 CM16 TỔNG SV
% TB % TB % TB % TB
1. Đeo đúng thẻ khi đến trường 90.7 4 91.8 4 92.9 7 91.8 4
2. Trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo 93 3 93.9 3 94.9 5 93.9 3
3. Có thái độ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau; không có những hành vi thiếu văn hóa như nói tục, cãi nhau 95.3 2 95.9 2 95.9 4 95.7 2
4. Thái độ lịch sự, tôn trọng, lễ phép đối với CBGV 97.7 1 98.0 1 99.0 1 98.2 1
5. Ngôn ngữ chuẩn mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ với phụ huynh 86 6 85.7 7 98.0 2 89.9 5
6. Nhẹ nhàng, cởi mở, tôn trọng, công bằng với trẻ 83.7 7 87.8 6 96.9 3 89.5 6
7. Thực hiện đúng nội quy, quy chế học tập 79.1 9 83.7 8 91.8 8 84.9 7
8. Ra, vào lớp đúng giờ của sinh viên 88.4 5 79.6 10 80.6 10 82.9 9
9. Ra vào lớp khi được giảng viên cho phép 74.4 11 77.6 11 77.6 13 76.5 11
10. Giữ trật tự, tự giác chào GV khi vào và ra khỏi lớp 81.4 8 89.8 5 78.6 12 83.3 8
11. Phát biểu khi được sự đồng ý của giảng viên 76.7 10 81.6 9 79.6 11 79.3 10
12. Tham gia chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần 69.8 13 69.4 14 81.6 9 73.6 13
13. Đi nhẹ nhàng, không xô đẩy, nô đùa, to tiếng 72.1 12 73.5 13 76.5 14 74.0 12
14 Sử dụng và bảo quản tài sản của trường đúng quy định 67.4 14 65.3 16 66.3 18 66.4 15
15. Thực hiện đúng các quy định về tạm trú, tạm vắng 58.1 18 67.3 15 72.4 16 66.0 16
16. Thực hiện các hình thức sinh hoạt tập thể (chơi thể thao, tổ chức sinh nhật…) đúng nơi quy định 60.5 17 75.5 12 75.5 15 70.5 14
17. Ra khỏi trường về trước 22 h theo quy định 53.5 20 55.1 21 42.9 21 50.5 19
18. Chấp hành đúng qui định khi tham gia giao thông 46.5 21 59.2 19 61.2 19 55.6 18
19. Giữ gìn vệ sinh chung, quang cảnh, môi trường 65.1 15 61.2 18 70.4 17 65.6 17

Kết quả  khảo sát trên cho thấy, đa số SV các khối đã nhận thức đúng các tiêu chí, nội dung của VHHĐ. Đặc biệt các nội dung liên quan đến quy định về trang phục, giao tiếp ứng xử, nề nếp học tập, được đại đa số SV các khối nhận thức đúng:

– Tiêu chí 4: có 98,2% nhận thức đúng; thái độ lịch sự, tôn trọng, lễ phép đối với CBGV và nhân viên là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 1)

– Tiêu chí 3: có 95,3% SV nhận thức đúng; có thái độ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau; không có những hành vi thiếu văn hóa như nói tục, cãi nhau là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 2)

– Tiêu chí 2: có 93,9% SV nhận thức đúng, trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 3)

– Tiêu chí 1: có 91,8% SV nhận thức đúng đeo thẻ khi đến trường là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 4)

– Tiêu chí 5: có 89,9% SV nhận thức đúng; trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ với phụ huynh là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 5)

– Tiêu chí 6: có 89,5% SV nhận thức đúng; nhẹ nhàng, cởi mở, tôn trọng, công bằng đối với trẻ là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 6)

– Tiêu chí 7: có 84,9% SV nhận thức đúng; thực hiện đúng nội quy, quy chế học tập là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 7)

– Tiêu chí 10: có 83,3% SV nhận thức đúng; giữ trật tự, tự giác chào GV khi vào và ra khỏi lớp; (xếp thứ 8)

Những nội dung liên quan tới giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản, thực hiện các quy định khi tham gia giao thông, bảo vệ môi trường được ít SV nhận thức đúng:

– Tiêu chí 17: có 50,5% SV nhận thức đúng, ra khỏi trường về trước 22h theo quy định là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 19)

– Tiêu chí 18: có 55,6% SV nhận thức đúng; chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông (đi đúng tốc độ, đường, làn đường, đội mũ bảo hiểm, … để xe đúng nơi quy định) là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 18)

– Tiêu chí 19: có 65,6% SV nhận thức đúng; giữ gìn vệ sinh chung, quang cảnh môi trường là nội dung của VHHĐ; (xếp thứ 17)

– Tiêu chí 15: có 66% SV nhận thức đúng; thực hiện đúng các quy định về tạm trú, tạm vắng là nội dung của VHHĐ; (xếp thức 16)

Kết quả trên cho thấy, không ít SV chưa đọc, chưa được phổ biến quy định về VHHĐ của Nhà trường, nên một số SV chưa nhận thức đúng và đầy đủ về nội dung của VHHĐ. Những nội dung được phần lớn SV nhận thức đúng là do kết quả, kinh nghiệm trong quá trình học tập, rèn luyện có được.

2.2. Thực trạng việc thực hiện Quy định về văn hóa học đường của sinh viên Khoa SPMN Trường Đại học Hạ Long

Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện quy định về VHHĐ của SV Khoa SPMN, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 175 SV và 26 cán bộ giảng viên (CBGV). Kết quả đánh giá việc thực hiện quy định VHHĐ của SV đối với SV khác, của CBGV đối với SV được thể hiện ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy:

– Về trang phục học đường: có 79,9% SV và 76,9% CBGV đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt, 11.5% SV và CBGV đánh giá ở mức độ khá, 5.7% SV và 7.7% CBGV đánh giá ở mức độ trung bình và kém. Như vậy, vẫn còn một số ít SV thực hiện chưa tốt quy định về trang phục học đường như: ăn mặc không phù hợp, thiếu lịch sự, không đúng quy định khi đến lớp, đến trường và vấn đề này xuất hiện khá thường xuyên trong đời sống của một bộ phận SV.

– Phần lớn SV có thái độ tốt trong giao tiếp với CBGV: có 86,2% SV và 88,4% CBGV đánh giá về thái độ SV giao tiếp với CBGV ở mức độ rất tốt và tốt, 13.8% SV và 11.5% CBGV đánh giá ở mức độ khá, không  có SV và CBGV nào đánh giá ở mức độ trung bình và kém.

– Đa số SV và CBGV đánh giá SV có thái độ giao tiếp với SV ở mức độ tốt. Tuy nhiên, vẫn còn 8% SV và 7.7% CBGV đánh giá ở mức độ trung bình và kém. Một bộ  phận SV còn thô lỗ, thiếu văn hóa trong giao tiếp với bạn.

– Về ý thức học tập: đa số SV và CBGV đánh giá SV chưa có ý thức tốt trong học tập: chỉ có 14.9% SV và 14.3% CBGV đánh giá ý thức học tập của SV ở mức độ rất tốt và tốt. Như vậy, ý học tập của đa số SV rất thấp, nhiều SV còn: lười học, không làm bài tập được giao, không tích cực trong giờ học…;

– Về thực hiện nội quy lớp học: số SV thực hiện tốt nội quy lớp học không nhiều, chỉ có 36,2% SV và 34,6% CBGV đánh giá thực hiện ở mức độ rất tốt, có 26,4% SV và 26.9% CBGV đánh giá ở mực độ trung bình và kém. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy không ít SV có biểu hiện vi phạm nội quy lớp học như: ăn quà trên lớp, nói chuyện trong giờ học, đi muộn, bỏ tiết, sử dụng điện thoại trong lớp vào việc riêng, sử dụng tài liệu, các phương tiện thu phát trong phòng thi…;

Bảng 2. Đánh giá của SV đối với SV khác về việc thực hiện quy đinh VHHĐ.

                                  Kết quả đáng giá

Nội dung ĐG            

Rất tốt Tôt Khá TBình Kém
1.Trang phục học đường

 

40

23%

99

56.9%

20

11.5%

10

5.7%

5

2.9%

2.Thái độ SV giao tiếp với GV và CBVC 45

25.9%

105

60.3%

24

13.8%

0

0%

0

0%

3.Thái độ SV giao tiếp với SV

 

20

11.5%

110

63.3%

30

17.2%

12

6.9%

2

1.1%

4.Ý thức học tập

 

6

3.4%

20

11.5%

73

42%

60

34.5%

15

8.6%

5. Thực hiện nội quy lớp học

 

16

8.6%

48

27.6%

65

37.4%

35

20.1%

11

6.3%

6.Ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể 25

14.4%

90

51.7%

27

15.5%

20

11.5%

12

6.9%

7.Ý thức bảo vệ tài sản nhà trường

 

27

15.5%

80

46.%

46

26.4%

14

8%

7

4%

8. Ý thức giữ gìn an ninh trật tự

 

30

17.2%

88

50.6%

42

24.1%

14

8,1%

0

0%

9. Ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường 15

8.6%

75

43.1

37

21.3

27

15.5

20

11.5

10. Ý thức tham gia giao thông

 

13

7.5

40

23%

50

28.7%

38

21.8%

33

19%

Bảng 3. Đánh giá của CBGV đối với SV về việc thực hiện quy định VHHĐ

Rất tốt Tôt Khá TBình Kém
1.Trang phục học đường

 

6

23.1%

14

53.8%

3

11.5%

2

7.7%

1

3.8%

2.Thái độ SV giao tiếp với GV và CBVC 7

26.9%

16

61.5%

3

11.5%

0

0%

0

0%

3.Thái độ SV giao tiếp với SV

 

3

11.5%

17

65.4%

4

15.4%

2

7.7%

0

0%

4. Ý thức học tập

 

1

3.8%

3

11.5%

11

42.3%

9

34.6%

2

7.7%

5. Thực hiện nội quy lớp học

 

2

7.7%

7

26.9%

10

38.5%

5

19.2%

2

7.7%

6.  Ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể 4

15.4%

13

50%

4

15.4%

3

11.5%

2

7.7%

7. Ý thức bảo vệ tài sản nhà trường

 

4

15.4%

12

46.2%

7

26.9%

2

7.7%

1

3.8%

8. Ý thức giữ gìn an ninh trật tự

 

5

19.2%

13

50%

6

23.1%

2

7.7%

0

0%

9. Ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường. 2

7.7%

11

42.3%

6

23.1%

4

15.4%

3

11.5%

10. Ý thức tham gia giao thông

 

2

7.7%

6

23.1%

8

30.8%

5

19.2%

5

19.2%

– Về ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể: đa số SV và CBGV đánh giá ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể của SV ở mức độ tốt. Tuy nhiên vẫn còn 18,3% SV và 18.2% CBGV đánh giá ở mức độ trung bình và kém. Một số SV chưa chủ động, tích cực tham gia các phong trào hoạt động như: văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ, các hoạt động tình nguyện;

– Về ý thức bảo vệ tài sản của nhà trường: phần lớn SV có ý thức tốt trong việc bảo vệ tài sản của trường, chỉ có 12% SV và 11.5% CBGV đánh giá ở mức độ trung bình và kém. Số ít SV chưa có ý thức tốt trong việc bảo vệ tài sản nhà trường: thiếu trách nhiệm trong giữ gìn phòng học, trang thiết bị, lãng phí trong sử dụng điện, nước…;

– Về ý thức giữ gìn an ninh trật tự: đa số SV và CBGV đánh giá ý thức giữ gìn trật tự an ninh của SV ở mức độ tốt, chỉ có 8% SV và 7.7% CBGV đánh giá ở mức độ trung bình. Số ít SV chưa tự giác hiện tốt việc giữ gìn an ninh trật tự như: cãi nhau, lấy tài sản của bạn, tiếp khách quá khuya, tổ chức sinh nhật gây ồn ào;

– Về ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường: có 37% SV và 36.9% CBGV đánh giá ở mức độ trung bình và kém. Không ít SV có ý thức kém và hành vi xấu đối với việc giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường như: viết, vẽ lên bàn ghế, tường; bỏ rác bừa bãi; giẫm đạp lên cỏ;

– Về ý thức tham gia giao thông: có 40.8% SV và 38.4% CBGV đánh giá ở mức độ trung bình và kém. Như vậy, việc thực hiện những quy định khi tham giao thông của SV chưa tốt như: không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người theo quy định, đi quá tốc độ, đi vào đường ngược chiều, không mang theo giấy phép lái xe;

Để hiểu sâu sắc hơn thực trạng VHHĐ của SV Khoa SPMN, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 175 SV và 26 CBGV về những vi phạm VHHĐ của SV bằng phiếu với các câu hỏi. Với mỗi câu hỏi đáp án trả lời được đưa ra 5 mức độ đánh giá tương ứng với điểm số 4, 3, 2, 1, 0. Trong đó: điểm 4 tương ứng với câu trả lời “rất thường xuyên”, điểm 3 tương ứng với câu trả lời ” thường xuyên”, điểm 2 tương ứng với câu trả lời ” thi thoảng”, điểm 1 tương ứng với câu trả lời “ ít khi”, điểm 0 tương ứng với câu trả lời “không”. Mức độ đánh giá thực trạng VHHĐ của SV được xác định bằng điểm số trên thang điểm theo cách tính trung bình cộng (X). Tổng hợp kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 5.

 Bảng 4. Đánh giá của SV đối với SV khác và đánh giá của CBGV đối với SV về những vi phạm VHHĐ

của SV Khoa SPMN.

                 Đối tượng và kết quả đánh giá

 

Biểu hiện vi phạm VHHĐ

ĐG của SV đối với SV khác (X) ĐG của GV đối với SV (X) Điểm TB

(X)

Thứ bậc

 

1. Nghỉ học không có lý do 0.32 0.35 0.34 17
2. Đi học muộn, bỏ tiết 0.55 0.54 0.55 15
3. Không đeo thẻ 0.66 0.69 0.68 14
4. Trang phục thiếu lịch sự 0.31 0.31 0.31 18
5. Ăn quà trên lớp 1.63 1.54 1.59 3
6. Uống rượu, bia trước khi đến giảng đường 0.11 0.12 0.12 20
7. Không học bài, làm bài ở nhà 1.64 1.65 1.65 1
8. Dùng điện thoại trong giờ học vào việc riêng 1.39 1.42 1.41 5
9. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học 1.18 1.27 1.23 8
10. Sử dụng tài liệu, máy nghe trong khi thi 1.18 0.96 1.07 9
11. Sao chép bài của người khác 1.44 1.15 1.30 7
12. Học, thi hộ bạn; hoặc nhờ bạn học, thi hộ 0.05 0.04 0.05 22
13. Tiếp khách trong giờ tự học 1.66 1.58 1.62 2
14. Về khuya quá thời gian quy định 0.98 0.85 0.92 13
15. Nói tục trong giao tiếp với bạn 1.15 0.77 0.96 12
16. Thiếu lễ phép đối với giảng viên 0.03 0.04 0.04 23
17. Ngủ gật trong giờ học 0.46 0.38 0.42 16
18. Nói leo trong giờ học 1.05 1.04 1.05 11
19. Tự ý ra vào lớp 0.13 0.12 0.13 19
20. Cãi nhau, đánh nhau với bạn 0.12 0 0.06 21
21. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đi đường ngược chiều 1.35 1.31 1.33 6
22. Chở quá người quy định, đi quá tộc độ 1.36 1.50 1.43 4
23. Bỏ rác không đúng nơi quy định 1.11 1.00 1.06 10

Kết quả khảo sát bảng 5 cho thấy nhóm các vi phạm được cả 2 chủ thể đánh giá ở mức độ cao (X  lớn) là: không học bài, làm bài tập ở nhà trước khi lên lớp (X = 1.65, xếp thứ 1); tiếp khách trong giờ tự học (X= 1.62, xếp thứ 2); ăn quà trên lớp (X = 1.59, xếp thứ 3); chở quá số người quy định, đi quá tốc độ khi tham gia giao thông (X=1.43 xếp thứ 4); dùng điện thoại trong giờ học vào việc riêng: (X = 1.41, xếp thứ 5); đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường 1 chiều (X = 1.33, xếp thứ 6).

Nhóm các vi phạm được cả 2 chủ thể đánh giá ở mức độ thấp (X  nhỏ) là: thiếu lễ phép với giảng viên (X = 0.04, xếp thứ 23); học, thi hộ; hoặc nhờ bạn học, thi hộ (X = 0.05, xếp thứ 22); cãi nhau, đánh nhau với bạn (X = 0.06, xếp thứ 21); uống rượu bia trước khi đến giảng đường (X = 0.12xếp thứ 20); tự ý ra vào lớp (X = 0.13xếp thứ 19).

Các vi phạm còn lại được cả 2 đối tượng đánh giá ở mức độ vừa phải: nói leo trong giờ học x = 1.05; nói tục trong giao tiếp với bạn x = 0.96; về khuya quá thời gian quy định x = 0.92; không đeo thẻ x = 0.68; đi học muộn, bỏ tiết x = 0.55; ngủ gật trong giờ học x = 0.42; nghỉ học không có lý do x = 0.34; trang phục thiếu lịch sự x = 0.31.

  1. Kết luận và đề xuất

3.1. Kết luận

VHHĐ là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức, có đủ kĩ năng sống cơ bản chống lại lối sống tiêu cực để trở thành những công dân tốt.

Kết quả khảo sát thực trạng VHHĐ của SV Khoa SPMN cho thấy: đa số SV có nhận thức đúng về vai trò và nội dung của VHHĐ. Trong quá trình học tập và rèn luyện, phần lớn SV thực hiện khá tốt những quy định về VHHĐ của Nhà trường. Tuy nhiên, còn một số nội dung chưa được SV nhận thức và thực hiện tốt, không ít SV còn vi phạm quy định VHHĐ của Nhà trường như: không học bài, làm bài tập ở nhà trước khi lên lớp; tiếp khách trong giờ tự học; ăn quà trên lớp; chở quá số người quy định, đi quá tốc độ khi tham gia giao thông, đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường 1 chiều; dùng điện thoại trong giờ học vào việc riêng; sao chép bài của bạn; nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học; sử dụng tài liệu, máy nghe trong khi thi; bỏ rác không đúng nơi quy định; về khuya quá thời gian quy định; không đeo thẻ; ngủ gật trong giờ học; nghỉ học không có lý do; trang phục thiếu lịch sự …

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại của VHHĐ của SV Khoa SPMN Trường ĐHHL như:

– Do tác động của kinh tế thị trường (KTTT) có ảnh hưởng tiêu cực đến SV. Bên cạnh những tác động tích cực, KTTT cũng có những tác động tiêu cực đến tinh thần, thái độ, động cơ học tập của SV; đến ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; đến ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ luật học đường; đến tính trung thực… của một bộ phận SV như: lối sống thực dụng, chạy theo giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần, sống thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin; thiếu trung thực trong học tập và rèn luyện; thiếu văn hóa trong ứng xử và giao tiếp…;

– Do thói quen của nếp sống, sinh hoạt tự do của SV từ gia đình, SV chưa có tác phong công nghiệp, khoa học trong môi trường tập thể;

– Một số SV chưa có nhận thức đúng đắn, chưa thấy được ý nghĩa của VHHĐ, chưa hiểu biết đầy đủ về VHHĐ; từ đó SV thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng VHHĐ;

– Ý thức, thái độ và khả năng tự giáo dục của SV còn hạn chế;

– Nội dung giáo dục VHHĐ của khoa còn đơn điệu, nặng tính lý thuyết; chưa hấp dẫn, chưa thuyết phục được SV;

– Phương pháp, hình thức giáo dục VHHĐ cho SV còn cứng nhắc, áp đặt, cách thức tuyên truyền, cổ động chưa tạo được sự cuốn hút, sự chú ý, tham gia tích cực của SV. Hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ thiếu thường xuyên, còn nặng về phong trào, nội dung nhiều khi còn chưa phù hợp chủ đề với nhu cầu, thị hiếu của tuổi trẻ;

– Việc xử lý SV vi phạm quy định VHHĐ của một số giáo viên chủ nhiệm chưa kịp thời, chưa nghiêm khắc. Do vậy, chưa tạo được dư luận, thái độ kiên quyết trong đấu tranh với những thái độ, hành vi thiếu văn hóa trong Nhà trường;

Những hạn chế trên có tác động tiêu cực đến môi trường học tập, rèn luyện, giáo dục của SV và chất lượng giáo dục của Nhà trường.

            3.2. Đề xuất

Để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện những quy định về VHHĐ của SV; nhằm tạo môi trường học tập, rèn luyện, giáo dục tốt cho SV chúng ta cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Đối với Khoa:

– Nâng cao nhận thức cho CBGV và SV trong khoa về nội dung, vai trò của VHHĐ đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV. Sử dụng website của khoa trong việc cung cấp thông tin, tuyên truyền, thông báo nội dung các hoạt động giáo dục VHHĐ cho SV…;

– Tổ chức các hoạt động có nội dung tích hợp giáo dục VHHĐ cho SV như:

+ Tổ chức Câu lạc bộ 20/10 với chủ đề “Dịu dàng phụ nữ Việt Nam”. Thông qua hoạt động này, chúng ta giáo dục cho SV về cách giao tiếp ứng xử…;

+ Tổ chức Câu lạc bộ 20/11 với chủ đề “Thời trang học đường”. Thông qua hoạt động này chúng ta giáo dục cho SV về sử dụng trang phục trên giảng đường, trang phục khi đi thực hành, trang phục ở căng tin, trang phục đến các phòng, khoa chức năng, trang phục khi ra ngoài…;

+ Tổ chức hoạt động lao động với phong trào “Chủ nhật – xanh – sạch – đẹp” bằng các hoạt động: tổng vệ sinh môi trường trong, ngoài lớp học và xung quanh khu vực trường; thu gom rác thải, chăm sóc cây xanh nhằm nâng cao ý thức, thái độ, hành vi bảo vệ sinh môi trường cho SV…;

– Tăng cường kiểm tra; tổ chức giao ban hàng tháng để đánh giá, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những gương tốt về thực hiện VHHĐ, xử lý nghiêm khắc những SV có hành vi phạm quy định về VHHĐ.

Đối với giáo viên chủ nhiệm:

– Giáo viên chủ nhiệm phổ biến nội dung, quy định về VHHĐ cho SV; tổ chức cho SV ký cam kết và động viên SV thực hiện tốt quy định VHHĐ của Nhà trường;

– Phối hợp với Phòng Công tác HSSV, Trung  tâm Hỗ trợ SV, Ban quản lý ký túc xá trong công tác quản lý, giáo dục VHHĐ cho SV;

– Phối hợp với gia đình trong việc giáo dục VHHĐ cho SV như: trao đổi thông tin để nắm bắt được đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình của SV; thông tin cho gia đình thời khóa biểu; kết quả học tập và rèn luyện trong mỗi học kỳ của SV để cùng tìm ra phương pháp tác động hiệu quả nhất đến SV.

Đối với giảng viên: thực hiện tốt quy định văn hóa công sở là người làm gương về tác phong trong làm việc, học tập, rèn luyện, ứng xử đối với SV; thực hiện tích hợp giáo dục VHHĐ trong giảng dạy; rèn luyện tác phong, ứng xử, giao tiếp sư phạm cho SV trong các hoạt động nghiệp vụ.

Đối với sinh viên: SV cần chủ động, tự giác trong quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, tự thực hiện những quy định về VHHĐ.

Đặng Quang Rinh, Trưởng khoa SPMN trường ĐH Hạ Long

Tài liệu tham khảo

  1. Hà Thị Lan Anh (2015), “Thực trạng và biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức”, Tạp chí Giáo dục, Số 369 tháng 11.
  2. Phạm Minh Hạc (2009), “Văn hóa học đường: Khái niệm và việc xây dựng thông qua giáo dục giá trị”, Tạp chí Nghiên cứu con người, Số 2.
  3. Trần Thị Tùng Lâm (2017), “Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên hiện nay” (Luận án Tiến sĩ).
  4. Trần Cao Nguyên (2011), “Nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên sư phạm các trường Đại học, Cao đẳng ở Nghệ An hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, Số 258 tháng 3.
  5. Võ Văn Sơn (2012). ,“Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang “ (Đề tài cấp trường).
  6. https://old.uhl.edu.vn/1299.signed%20(1).pdf
  7. https://old.uhl.edu.vn/1506%20Q%C4%90-BGD%C4%90T.pdf
  8. https://old.uhl.edu.vn/QDso02.PDF
  9. https://old.uhl.edu.vn/31.signed.pdf

 

 

BÌNH LUẬN